Blog

Địa điểm và giờ lễ nhà thờ Con Gà Đà Lạt 2022

Giờ lễ nhà thờ Con Gà Đà Lạt là mấy giờ? – Một câu hỏi của du khách theo đạo muốn được ghé thăm nhà thờ khi đến Đà Lạt. Tuy nổi tiếng, nhưng chắc hẳn ít ai biết rằng, nhà thờ Con Gà còn có một tên gọi khác là nhà thờ Chính Tòa Đà Lạt.

Nhà thờ này ngoài là địa điểm tôn giáo còn là tọa độ checkin sống ảo nổi tiếng tại thành phố ngàn hoa này. Cùng theo chân Đà Lạt Camping khám phá về kiến trúc, các thông tin Cha xứ, giờ lễ của nhà thờ cũng như các điều thú vị khác nhé!

Bạn đang xem bài viết: Giờ lễ nhà thờ Con Gà Đà Lạt là mấy giờ?

Đôi nét về nhà thờ con gà Đà Lạt – Nhà thờ chính tòa Đà Lạt

Nhà thờ Con Gà Đà Lạt - địa chỉ, giờ hành lễ cập nhật mới nhất

Nhà thờ Chính tòa Đà Lạt (tên chính thức: Nhà thờ Thánh Nicholas Bari hay còn gọi là Nhà thờ Con Gà vì đỉnh tháp chuông có hình con gà lớn) là một nhà thờ Công giáo ở Việt Nam.

Đây là nhà thờ chính tòa giáo phận lớn nhất Đà Lạt, một trong những công trình kiến ​​trúc tiêu biểu và lâu đời nhất thành phố do người Pháp để lại. Nhà thờ nằm ở trên đường Trần Phú, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, Việt Nam.

Xem thêm: [Bật Mí] Nhà thờ Vinh Sơn Đà Lạt có tên khác là gì?

Địa chỉ nhà thờ Con Gà

Sau đây là địa chỉ và sdt để bạn liên hệ với Nhà Thờ Con Gà Đà Lạt

  • Địa chỉ: 15 đường Trần Phú, Phường 3, Thành phố Đà Lạt, Tỉnh Lâm Đồng.
  • Điện thoại: 02633.821.421
Xem thêm  Đi Đà Lạt mặc gì? Gợi ý 35+ outfit cực xinh theo mùa để đi Đà Lạt

Thời gian cử hành thánh lễ tại Nhà thờ Con Gà Đà Lạt

Giờ lễ nhà thờ Con Gà Đà Lạt

Giờ lễ nhà thờ Con Gà Đà Lạt

  • Thời gian: Sáng: 5h15 – Chiều: 17h15.

  • Ngày chủ nhật: Sáng: 5h15, 7h00, 8h30. – Chiều: 16h00, 18h00.

  • Lễ rửa tội cho trẻ em được tổ chức vào ngày chủ nhật đầu tiên của mỗi tháng lúc 9:30 sáng.

  • Vào thứ Tư đầu tiên hàng tháng, Thánh lễ lúc 17h15 được tổ chức tại Phố Phục Sinh để cầu nguyện cho những người đã qua đời.

  • Chiều thứ 5 đầu tháng của mỗi tháng có thánh lễ Kính lòng Chúa thương xót vào lúc 15h00.

  • Sau thánh lễ chiều thứ 4 mỗi tuần trong tháng, tổ chức đọc kinh tại đài thánh Giuse.

  • Ngày 13 hàng tháng có giờ kinh tối vào lúc 19h30 tại đồi Đức Mẹ Fatima.

Xem thêm: Checkin 4 bảo tàng ở Đà Lạt có gì khám phá?

Các đời Linh Mục tại Nhà thờ chính tòa Đà Lạt

Trực tiếp chăm lo cho giáo dân ở giáo xứ, từ bước khởi đầu khi giáo sở được chính thức thành lập năm 1920 cho đến nay. Vào năm 1991, có tất cả 8 linh mục quản xứ:

1. Cha Prédéric Sidot (cố Kính) (1920 – 1921)

2. Cha Céleste Nicolas (cố Vinh) (1921 – 1946)

3. Cha Jean Perrin (1946 – 1948)

4. Cha Fernand Parrel (1948 -1961)

5. Cha Giuse Phùng Thanh Quang (1961 – 1962)

6. Cha Giuse Nguyễn Ngà (1962 – 1975)

7. Cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn (1975 – 1991)

8. Cha Giuse Võ Ðức Minh từ 20-06-1991 đến hiện tại.

Cộng tác trợ giúp với các cha xứ để phục vụ giáo xứ có tổng 40 cha phó và nhiều linh mục từ các dòng như: Chúa Cứu Thế, Vinh Sơn, Phan Sinh, Chúa Giêsu (Tên), Don Bosco, Ðại Chủng Viện Đà Lạt, Giáo Hoàng Học Viện thánh Piô X.

Trong số các linh mục đã phục vụ Giáo xứ, có những vị được bổ nhiệm làm Giám Mục như:

Xem thêm  Kinh nghiệm du lịch đảo Phú Quý đầy đủ nhất 2023

1. Ðức Cha Giacôbê Nguyễn Văn Mầu, Giám Mục Giáo Phận Vĩnh Long.

2. Ðức Cha Phaolô Nguyễn Văn Hòa, Giám Mục Giáo Phận ở Nha Trang.

3. Ðức Cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, Giám Mục Giáo Phận Đà Lạt.

Xem thêm: Tổng hợp 8 truyện ma có thật ở Đà Lạt rùng rợn, huyền bí

Kiến trúc nhà thờ chính tòa ở Đà Lạt

Nhà thờ con gà: Nét Âu cổ kính trong lòng Đà Lạt - Vntrip.vn

Nhà thờ Con gà được thiết kế theo kiến trúc của các nhà thờ Công giáo Rôma ở châu Âu, tiêu biểu giống kiến trúc Roma.

Mặt bằng nhà thờ xây dựng theo hình chữ thập (giống thánh giá) chiều dài 65m, rộng 14m, tháp chuông chiều cao 47m. Với độ cao đó, từ tháp chuông của nhà thờ nhìn thấy mọi nơi của thành phố. Cửa chính của nhà thờ nằm hướng về núi Langbiang.

Nội thất thánh đường gồm 3 khu vực: 1 khu vực lớn ở giữa và 2 khu vực nhỏ ở hai bên. Mặt cắt của công trình trình bày rõ hệ cuốn theo dạng cung nguyên với dãy cuốn và hệ vòm nôi. Các cột bên trong nội thất có hệ đầu cột thiết kế mô phỏng dạng cổ điển kết hợp. Cả mặt bằng và mặt đứng được thiết kế đối xứng chuẩn nhất theo lối cổ điển.

Mặt đứng ở phần tháp chuông vươn cao. Những đường nét, chi tiết trên mặt đứng mô phỏng giống y đúc theo nguyên gốc của các kiểu mẫu châu Âu. Cửa sổ có hình vòm cung tròn, các đường nét mạnh mẽ, dứt khoát, mái lợp ngói thạch bản, đặc biệt là các tỷ lệ giữa các mảng khối nhìn rất bắt mắt và chặt chẽ.

Hình ảnh sinh hoạt vào giờ lễ nhà thờ Con Gà Đà Lạt

Sau đây là một số hình ảnh sinh hoạt để khách du lịch có thể tham quan tại nhà thờ:

Nhà thờ Chánh Tòa Đà Lạt hành lễ trong tiết xuân ấm áp.Nhà thờ con Gà Đà Lạt hành lễ trong mùa xuân ấm cúng.Hôn lễ được cử hành tại nhà thờ Chánh Tòa Đà Lạt.Hôn lễ cử hành tại nhà thờ con Gà ở Đà Lạt.Nhà thờ Chánh Tòa Đà Lạt còn là địa chỉ check in vô cùng nổi tiếng.

Nhà thờ con Gà Đà Lạt còn là địa điểm check in nổi tiếng.1 góc check in thần thánh tại nhà thờ.

Góc check in thu hút nhiều người chụp tại nhà thờ Con Gà Đà Lạt

Nhà thờ Chánh Tòa Đà Lạt với lối kiến trúc Roma Pháp cổ điển, đặc sắc.

Nhà thờ Chính Tòa Đà Lạt với kiểu dáng kiến trúc Roman Pháp cổ điển, đặc sắc.

Phần áp mái trang trí tổng cộng 70 tấm kính màu do xưởng Louis Balmet ở Grenoble (Pháp) chế tác, làm cho khung cảnh thánh đường trở nên cổ điển.

Xem thêm  [Review] Khap Bun Kha quán lẩu Thái ngon tại Đà Lạt

Tường chịu tác động xây dựng bằng gạch đá dày có diện tích khoảng 30 – 40 cm. Tường trong nội thất gắn các bức phù điêu có kích cỡ 1m x 0,8m, làm bằng vật liệu xi măng và sắt (do nhà điêu khắc Xuân Thi thể hiện). Riêng khu vực tường ngoài luôn được quét sơn màu hồng, tôn thêm sự trang nghiêm của công trình kiến trúc của tôn giáo.

Trên thánh giá xuất hiện tượng con gà bằng hợp kim nhẹ rỗng bên trong được tráng phủ một lớp hoá chất đặc biệt đồng dài 0,66m, cao 0,58m quay quanh một trục bạc đạn chỉ hướng gió.

Con gà là biểu tượng của Pháp, có thể tượng trưng cho sự sám hối, theo đoạn Tân Ước kể lại việc Chúa Giêsu khiển trách Phêrô (một trong 12 tông đồ của người): “Ðêm nay gà chưa gáy, con sẽ chối ta ba lần…”.

Con gà hướng theo chiều gió trên một vòng bạc rất nhẹ. Người dân bản xứ lan truyền với nhau rằng con gà tượng trưng dự báo thời tiết rất hiện đại, con gà quay chiều nào là mưa gió, là nắng gắt. Thực ra con gà ở trên cao, đề phòng gió mạnh gãy đổ người ta đã thiết kế cho nó quay hướng theo chiều gió và cuối cùng con gà quay hướng nào, gió hướng ấy.

Kết luận

Bài viết trên đã chia sẻ đến bạn khung giờ lễ nhà thờ Con Gà Đà Lạt – nhà thờ Chính Tòa Đà Lạt chi tiết nhất. Hy vọng qua đây bạn có thêm thông tin hữu ích để trong chuyến đi tới có thể ghé thăm và thỏa lòng với niềm tin tôn giáo của mình.

Đừng quên liên hệ với Dalat Camping qua website hoặc hotline: 0906262022 nếu bạn muốn có một chuyến đi tôn giáo trọn vẹn không chỉ ở nhà thờ Con Gà mà còn các nhà thờ khác tại Đà Lạt nhé!

Related Articles

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button